Tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng
Nợ thẻ tín dụng hẳn là một vấn đề vô cùng nan giải với người dùng thẻ nói chung và những chủ thẻ đang có dư nợ cao nói riêng. Khi việc quá hạn thẻ xảy ra sẽ tạo ra gánh nặng phí phạt, lãi suất vô cùng lớn với khách hàng, khiến khách hàng rơi vào vòng xoáy nợ lãi. Tuy nhiên, nếu bạn đang ở trong tình trạng đó, thì cũng đừng quá lo lắng, bạn có thể tìm đến giải pháp tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng. Đây sẽ là hướng hỗ trợ tốt nhất cho bạn để có thể lấy lại sự ổn định, thăng bằng trong đống dư nợ ngổn ngang.
Tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng là gì?
Tái cấu trúc nợ được định nghĩa là một quá trình mà khách hàng đang có dư nợ khó thanh toán tiến hành đàm phán với ngân hàng/ tổ chức tài chính để thay đổi lại các điều khoản như thời gian trả nợ, lãi suất, số tiền trả hàng tháng,.. của khoản dư nợ hiện tại để người vay có khả năng thanh toán, giảm bớt gánh nặng tài chính cho khách hàng và tăng khả năng thu hồi nợ cho ngân hàng.
Khi nào nên cân nhắc tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng?
Nếu bạn gặp phải 1 trong các vấn đề sau thì nên dùng biện pháp tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng:
- Bạn không đủ khả năng thanh toán đủ dư nợ cho ngân hàng, nếu để quá hạn sẽ phát sinh lãi phạt lớn.
- Thu nhập giảm hoặc bị tình huống bất ngờ như tai nạn khiến tài chính khó khăn, không thể trả được nợ theo kế hoạch.
- Lãi suất tăng cao: khiến bạn ngày càng khó trả nợ.
Tham khảo: Rút tiền thẻ tín dụng Hoàng Mai
Quy trình tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng
- Bước 1: Liên hệ với ngân hàng/ tổ chức tài chính phát hành thẻ của bạn – khoản thẻ mà bạn đang cảm thấy không thể thanh toán đầy đủ được cho ngân hàng, và biểu thị mong muốn được tái cấu trúc nợ thẻ tín dụng.
- Bước 2: Ngân hàng sẽ yêu cần bạn cung cấp các thông tin chứng minh khả năng tài chính bị hạn chế của bạn, lý do bạn cần tái cấu trúc nợ cũng như phương án bạn đề xuất cho kế hoạch trả khoản nợ tái cấu trúc.
- Bước 3: Ngân hàng thẩm định hồ sơ và các thông tin bạn cung cấp, sau đó sẽ quyết định có phê duyệt yêu cầu này hay không
- Bước 4: Nếu hồ sơ tái cấu trúc được phê duyệt, bạn sẽ được nhận 1 bản hợp đồng mới về khoản nợ với các điều khoản đã thống nhất từ 2 bên.
Để tránh rơi vào trường hợp như vậy, bạn nên lập kế hoạch chi tiêu hợp lý ngay từ đầu để kiểm soát tốt phòng khi có rủi ro xảy ra. Ngoài ra, khi đã chi tiêu, bạn cần lên luôn kế hoạch trả nợ phù hợp, tránh tình trạng rơi vào cảnh nợ khó trả dẫn đến nhiều hệ lụy trong cuộc sống
Tham khảo thêm: Nên hay không việc đáo hạn thẻ tín dụng liên tục