Lạm phát là gì? Những thông tin nên biết về lạm phát

Nền kinh tế lạm phát là một trong những nguyên nhân tạo nên cuộc sống nghèo khổ, khó khăn cho người dân. Tiêu biểu như Venezuela, tỷ lệ lạm phát đạt kỷ lục lên tới 1.000.000%. Có thể nói đây là vấn đề nan giải và khó giải quyết đối với nhiều quốc gia hiện nay. Vậy lạm phát là gì? Làm thế nào để tính toán, đo lường và hạn chế hậu quả của nó. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Lạm phát và một số khái niệm liên quan

Tình trạng lạm phát xảy ra khá phổ biến trong nền kinh tế đất nước

Lạm phát là gì? Đây là câu hỏi chung của rất nhiều người khi lần đầu tiên tiếp xúc với khái niệm này. Hiểu đơn giản đây là sự tăng mức giá chung một cách liên tục, nhanh chóng trong một khoảng thời gian nhất định của các loại hàng hóa, dịch vụ, dẫn tới sự mất giá trị đồng tiền. Cụ thể trong đời sống nếu mức giá chung tăng cao, cùng với một số tiền trước đó nhưng bạn sẽ chỉ mua được một lượng hàng hóa cũng như dịch vụ nhỏ hơn rất nhiều so với trước khi xảy ra lạm phát. Đồng thời nó còn phản ánh sự suy giảm sức mua của đồng tiền.

Lạm phát có thể xảy ra ở mọi quốc gia sử dụng tiền mặt để làm trung gian thanh toán, nó được coi như một hiện tượng kinh tế tự nhiên mà đất nước cũng từng trải qua. Đơn vị tính là phần trăm (%).

Có thể phân loại lạm phát thành ba mức độ khác nhau bao gồm:

– Tự nhiên: 0 đến dưới 10%.

– Phi mã: 10 đến dưới 1000%.

– Siêu lạm phát: trên 1000%.

Tuy nhiên để hiểu rõ hơn về bản chất của lạm phát, bạn cần tìm hiểu thêm một số thuật ngữ kinh tế liên quan khác như sau:

– Giảm phát: sự sụt giảm mức giá chung của nền kinh tế.

– Thiểu phát: làm giảm tỷ lệ lạm phát trên thực tế.

– Siêu lạm phát: mức độ khó kiểm soát và cần thời gian dài mới có thể khắc phục.

– Tình trạng lạm phát: đây là khái niệm dùng để chỉ chung các vấn đề kinh tế bao gồm cả tăng trưởng kinh tế chậm, chỉ số thất nghiệp cao.

– Tái lạm phát: nâng cao mức giá chung để chống lại áp lực kinh tế từ tình trạng lạm phát gây nên. 

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới lạm phát

Chi phí sản xuất tăng cao là nguyên nhân dẫn tới tình trạng lạm phát

Có rất nhiều nguyên nhân được chỉ ra góp phần làm gia tăng tình trạng lạm phát ở các nước hiện nay. Tuy nhiên có thể chỉ ra hai yếu tố chính tác động mạnh mẽ nhất chính là chi phí đẩy và cầu kéo. Khi lạm phát diễn ra các chính phủ cần thiết phải cân đối nguồn thu chi đến khi nền kinh tế cân bằng trở lại. Cụ thể các nguyên nhân sẽ được phân tich ngay dưới đây:

– Do cầu kéo

Trên thị trường có sự xuất hiện của các mặt hàng đa dạng, đồng thời chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau về mức giá. Vì vậy khi một mặt hàng bất kỳ nào tăng giá cũng có thể kéo theo sự gia tăng chóng mặt của những mặt hàng khác. Làm cho mặt bằng chung giá cả các loại hàng hóa đều leo thang, gây khó khăn cho người mua.

Lúc này nguyên nhân chính dẫn đến lạm phát là do sự tăng lên nhanh chóng của cầu, nghĩa là nhu cầu tiêu dùng của thị trường tăng. Ví dụ như: giá xăng là một trong những mức giá ảnh hưởng rất lớn đến giá chung của thị trường. Vì vậy nếu giá xăng tăng sẽ dẫn tới các mức giá khác tăng: giá hoa quả, nông sản,…

– Do chi phí đẩy

Chi phí đầy của doanh nghiệp bao gồm những yếu tố như: giá cả nguyên vật liệu đầu vào, máy móc, phí bảo tiền, tiền lương cho công nhân, thuế,… Nếu giá thành của một trong những loại chi phí trên tăng cao sẽ dẫn tới tổng chi phí sản xuất cũng tăng. Lúc này doanh nghiệp buộc phải tăng mức giá chung để đảm bảo lợi nhuận cho toàn doanh nghiệp. Dẫn tới tình trạng tăng giá chung của một ngành hoặc nhiều ngành trong nền kinh tế đất nước.

– Do cơ cấu

Nền kinh tế là tổng hòa của các nhóm ngành kinh doanh khác nhau. Nếu trên thị trường xuất hiện một mặt hàng hoặc ngành kinh doanh có hiệu quả, các doanh nghiệp sẽ xem xét tăng mức tiền công cho người lao động. Nhưng cũng có trường hợp mức tăng chỉ trên danh nghĩa mà trên thực tế người lao động không hề được hưởng.

Cũng theo xu thế đó, những ngành kinh doanh mặt hàng khác cũng buộc phải tăng tiền công cho người lao động, mặc dù tình hình hoạt động của doanh nghiệp không ổn định. Điều này dẫn tới tăng chi phí sản xuất và tăng mức giá thành sản phẩm. Tạo nên tình hình lạm phát ngày càng gia tăng.

– Ảnh hưởng bởi quy trình nhập khẩu và xuất khẩu

Nếu xuất khẩu tăng sẽ dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, các sản phẩm sẽ được thu gom chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu làm cho lượng hàng cung cấp trong nước giảm sút. Cán cân cung và cầu lúc này sẽ có sự mất cân bằng và nảy sinh lạm phát.

Trường hợp giá cả hàng hóa nhập khẩu tăng cao do thuế tăng hoặc giá chung trên thế giới tăng thì khi bán tại trong nước chắc chắn giá thành cũng phải tăng cao. Tạo nên tình trạng mức giá chung bị đội lên nhiều lần hình thành nên lạm phát kinh tế.

Lạm phát cũng có thể tác động tích cực đối với nền kinh tế, tuy nhiên nó chỉ áp dụng đối với các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng ổn định từ 2 – 5%. Cho phép chính phủ có thể lựa chọn nhiều hơn các biện pháp kích thích đầu tư, phát triển kinh tế lâu dài trong tương lai. Đồng thời giảm tỷ lệ thất nghiệp trong xã hội.

Phương pháp đo lường và các biện pháp khắc phục

Đo lường lạm phát thông qua các chỉ số

Để có con số đo lường tỷ lệ lạm phát chính xác nhất, người ta thường theo dõi sự thay đổi giá cả của một lượng lớn các hàng hóa và dịch vụ đa dạng trong một nền kinh tế. Thông thường nó sẽ được cung cấp bởi các tổ chức uy tín của Nhà nước.

Giá cả hàng hóa sẽ trở thành một tổ hợp gắn kết chặt chẽ với nhau để giúp cơ quan, tổ chức có thể tính toán mức giá cả trung bình của một tập hợp sản phẩm. Hiện nay không hề có một phép đo chính xác nào có thể ước tính tỷ lệ lạm phát của một nền kinh tế mà nó phụ thuộc rất nhiều vào tỷ trọng của mỗi loại hàng hóa mà người ta gán vào. Đồng thời cũng cần căn cứ vào phạm vi khu vực kinh tế đang khảo sát.

Tuy nhiên, thước đo lạm phát phổ biến nhất được nhiều người sử dụng hiện nay chính là CPI (viết tắt của consumer price index). Chỉ số này sẽ cung cấp cho bạn giá cả chung của một lượng lớn hàng hóa, dịch vụ được mua bởi những người tiêu dùng thông thường.

Hiện nay để hạn chế lạm phát và bảo vệ nền kinh tế, nhiều quốc gia đã áp dụng một số giải pháp cụ thể như:

– Giảm bớt lượng tiền trong lưu thông kinh tế bằng cách: ngừng phát hành tiền; tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc; tăng lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tiền gửi; mở bán các chứng từ có giá; giảm chi tiêu ngân sách;….

– Áp dụng các biện pháp tăng quỹ hàng tiêu dùng để cân bằng tiền trong lưu thông, cụ thể: giảm thuế, khuyến khích tự do mậu dịch trong nền kinh tế.

– Tiến hành áp dụng các chính sách cải cách tiền tệ

– Đi vay viện trợ từ nước ngoài.

Trên đây là tổng hợp những thông tin giúp bạn có thể giải đáp được thắc mắc lạm phát là gì? Hy vọng những kiến thức được cung cấp trên đây sẽ giúp bạn tính toán được chỉ số tiêu dùng chung của người dùng trong nền kinh tế. Từ đó đưa ra những quyết định kinh doanh hợp lý.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *