Thẻ tín dụng không còn xa lạ gì với chúng ta và ngày càng được sử dụng rộng rãi với những tiện ích mà nó mang lại. Cũng chính vì thế mà dư nợ thẻ tín dụng ngày càng nhiều, nên nhiều tổ chức tài chính đã đưa ra những phương án chuyển đổi từ dư nợ thẻ tín dụng sang vay trả góp với lãi suất vô cùng ưu đãi. Vậy lãi suất vay thực sự là bao nhiêu thì ít ai có thể biết được
Lãi suất phẳng là gì?
Khác với lãi suất thả nổi, lãi suất phẳng (Lãi suất tính trên dư nợ gốc ban đầu) là lãi sẽ được tính trên số tiền bạn vay ban đầu trong suốt thời hạn vay.
VD: Khi bạn vay 100.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng). Trong suốt 12 tháng, bạn vừa trả gốc và lãi, những lãi luôn được tính trên số tiền nợ gốc 100.000.000đ.
Lãi suất trên dư nợ giảm dần
Đây là lãi sẽ chỉ tính trên số tiền thực tế bạn còn nợ, sau khi đã trừ ra phần tiền gốc bạn đã trả trong các tháng trước đó.
VD: Khi bạn vay 100.000.000đ, thời hạn 1 năm (12 tháng)
– Tháng đầu tiên, lãi được tính trên 100.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc 5.000.000đ.
– Tháng thứ hai, lãi sẽ chỉ tính trên 95.000.000đ. Bạn trả bớt nợ gốc thêm 5.000.000đ.
– Tháng thứ 3, lãi sẽ chỉ tính trên 90.000.000đ…Các tháng tiếp theo sẽ lãi sẽ được tính tiếp tục tương tự theo cách thức này.
Thực tế, khi tư vấn chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp, các ngân hàng sẽ thường tư vấn lãi suất trên dư nợ gốc (lãi phẳng) để khách hàng có thể hiểu và tạm tính được số tiền lãi và tổng khoản trả hàng tháng (gốc + lãi) một cách dễ dàng. Đặc biệt là để khách hàng nghĩ đây là lãi suất vô cùng ưu đãi
Tuy nhiên, theo các quy chuẩn thông thường của ngành, chính sách vay, hệ thống ngân hàng… lãi suất được áp dụng thực tế là lãi suất trên dư nợ giảm dần. Chính vì vậy, trên hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay và khách hàng luôn thể hiện lãi suất trên dư nợ giảm dần
Chuyển đổi dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp được tính lãi thế nào?
Hiện nay, các ngân hàng phát hành thẻ, khi thấy khách hàng sử dụng thẻ tín dụng với một số dư nợ nhất định thì thường xuyên tư vấn chuyển sang vay trả góp với lãi suất cực kỳ hấp dẫn. Thông thường được tư vấn chỉ từ 1%/tháng tùy từng loại thẻ, tính theo lãi suất phẳng và khách hàng sẽ trả một khoản cố định hàng tháng. Đây được gọi là hình thức trả nợ vay theo niên kim cố định. Hình thức này thường áp dụng trong vay tín chấp
Ví dụ cụ thể: Anh Hà có thẻ tín dụng Platinum 100 triệu, anh đã tiêu hết và ngân hàng tư vấn anh chuyển sang trả góp với lãi suất chỉ từ 1%/tháng với thời hạn là 24 tháng và đã tính số tiền hàng tháng anh trả là 5.287.109 VNĐ. Nghe qua thì anh Hà nhẩm tính mỗi tháng gốc a trả là 4.166.666 VNĐ và lãi sẽ là 1.120.443 VNĐ. Thế là anh thấy lãi suất thật ưu đãi chỉ 1,1%
Sự thật ngã ngửa về lãi suất phẳng
Thông thường, mức lãi suất phẳng sẽ thấp hơn rất nhiều so với lãi suất dư nợ giảm dần. Nhiều người cứ lầm tưởng, nhìn vào lãi suất thấy thấp thì lại phán ngay lãi suất hấp dẫn. Nhưng thực tế, đây là lãi suất tính theo dư nợ gốc đầu, nghĩa là hàng tháng mặc dù khách hàng đã trả một phần nợ gốc nhưng lãi vẫn không hề thay đổi
Công thức chuyển đổi như sau:
(Lãi suất dư nợ giảm dần) = 2 x n x r / (n+1)
Trong đó n: Số tháng vay. r: Lãi suất phẳng.
Từ công thức này, các bạn suy ra ngược lại cách tính từ lãi suất dư nợ giảm dần sang lãi suất phẳng như sau nhé:
(Lãi suất phẳng) = i x (n+1) / (2 x n)
Trong đó, i là lãi suất dư nợ giảm dần, n: Số tháng vay.
Lấy ví dụ như sau, nếu như lãi suất dư nợ giảm dần của cho vay thẻ tín dụng là 24%/năm, thì lãi suất phẳng chỉ là 12,33%/năm (chỉ 1%/tháng).
Quay lại trường hợp của anh Hà, với số tiền được tư vấn trả hàng tháng là 5.287.109VNĐ thì thông thường, anh Hà sẽ nhẩm tính mỗi tháng gốc a trả là 4.166.666 VNĐ và lãi sẽ là 1.120.443 VNĐ. Nhưng khi xem cụ thể bảng tính gốc lãi hàng tháng thì không phải như vậy
Nhìn vào bảng tính trên ta có thể thấy rõ ràng mức gốc nộp ban đầu thấp và tăng dần lên, lãi sẽ giảm dần theo gốc. Nên lãi suất thực tế sẽ là 24%/năm, tức 2%/tháng chứ không phải chỉ 1%/tháng như được tư vấn ban đầu.
Vì thế, nhiều khách hàng trả góp sau rất nhiều tháng nhưng khi tất toán trước thì thấy hầu như tiền gốc vẫn còn nguyên, cộng với tiền phí phạt trả trước hạn thì đôi khi số tiền tất toàn còn cao hơn nợ gốc ban đầu
Cũng tương tự anh Hà, anh Kiên có thẻ hạng thấp hơn với hạn mức là 50tr và được tư vấn trả 1,5%/tháng tức 18%/năm, mức trả hàng tháng của anh là 2.952.370VNĐ. Cụ thể bảng trả gốc lãi như sau:
Nhìn bảng trên thì chúng ta đã rõ, lãi suất thực theo số dư nợ gốc thực tế của anh lên tới 3%/tháng, tức 36%/năm
Vậy nên đừng vội đưa ra quyết định, hãy xem kỹ số tiền gốc và lãi cụ thể phải trả hàng tháng
Có nên chuyển dư nợ thẻ tín dụng sang trả góp không?
Để trả lời câu hỏi trên thì chúng ta đi tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của mỗi hình thức
Hầu như chúng ta đều biết ưu điểm khi vay trả góp tín chấp là được trả một khoản cố định hàng tháng giúp chúng ta cân đối tài chính đều mỗi tháng. Nhưng nhược điểm mang lại không ít:
- Lãi suất vay tương đối cao
- Phải trả gốc và lãi hàng tháng
- Hơn nữa, hình thức trả niên kim của vay trả góp nên chúng ta không nắm rõ được số nợ gốc đã trả hàng tháng là bao nhiêu
- Phí phạt khi trả nợ trước hạn
Ưu điểm của thẻ tín dụng thì hầu như ai cũng đã biết:
- Sự linh hoạt trong chi tiêu, khi nào có tiền thì có thể thanh toán bất cứ lúc nào, có thể thanh toán một phần hay toàn bộ và chỉ trả lãi theo dư nợ còn lại.
- Ngoài ra các chủ thẻ tín dụng còn thường xuyên được ưu đãi ở các điểm giao dịch, hay hoàn tiền tích điểm
Đơn cử như Vpbank có thẻ Platinum được hoàn điểm 0.6% đến 1% cho tất cả giao dịch chi tiêu, thẻ Cashback VPBank còn được hoản tối đa đến 3%, VIB và Standard thì được hoàn tiền đến 0,5% mỗi giao dịch, Citibank hoàn 0,3%,…
Vậy thì khi dùng thẻ tín dụng, lãi suất của thẻ không khác gì lãi suất khi chuyển sang trả góp. Mà đối với những loại thẻ được tích điểm, hoàn tiền thì lãi suất cuối cùng của thẻ còn thấp hơn nhiều so với vay trả góp
Vì những ưu điểm của thẻ tín dụng và vì những áp lực của chỉ tiêu mà các nhân viên tổng đài không tiếc lời lừa dối khách hàng về mức lãi suất phẳng dẫn đến khách hàng lầm tưởng được mức lãi suất thấp
Ngân hàng có sai luật khi tư vấn lãi suất phẳng
Thực tế khái niệm về lãi suất phẳng không có trong các điều luật của Việt Nam, mà là do chúng ta tự nghĩ ra khi nói về trả góp tín chấp, để tư vấn khách hàng cho dễ hiểu cách tính số tiền trả hàng tháng
Nhưng sau này nó biến tướng thành cách tư vấn để lừa dối khách hàng về lãi suất thấp, để có thể đạt được các chỉ tiêu đề ra
Nhưng nếu khách hàng tinh ý, khi ký tất cả hợp đồng vay, các tổ chức tài chính không hề để mức lãi suất phẳng như tư vấn ban đầu, đều phải để mức lãi suất thực theo dư nợ gốc thực tế.
Vậy tư vấn lãi suất phẳng chỉ là lời nói và không có trên hợp đồng nên các ngân hàng không hề sai luật. Còn khách hàng không hiểu thì sẽ rơi vào cái bẫy mà họ đưa ra