Việt nam có bao nhiêu ngân hàng
Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau khi sát nhập và cải tổ những ngân hàng yếu kém thì từ 42 ngân hàng hiện tại còn 34 ngân hàng thương mại cổ phần bao gồm:
STT | Tên ngân hàng | Tên giao dịch/viết tắt |
1 | Ngoại thương Việt Nam | Vietcombank |
2 | Công thương Việt Nam | Vietinbank |
3 | Đầu tư và phát triển | BIDV |
4 | Xuất nhập khẩu VN | Eximbank |
5 | Nông nghiệp và phát triển nông thôn | Agribank |
6 | Quân đội | MBbank |
7 | Kỹ thương VN | Techcombank |
8 | Hàng hải VN | Maritimebank/MSB |
9 | Á Châu | ACB |
10 | An Bình | ABBANK |
11 | Tiên Phong | TPBANK |
12 | Đông Á | DAB |
13 | Đông Nam Á | Seabank |
14 | Bắc Á | BacABank |
15 | Bản Việt | VietcapitalBank |
16 | Kiên Long | KienLongBank |
17 | Nam Á | NamABank |
18 | Quốc dân | NCB |
19 | Việt Nam Thịnh Vượng | VPBANK |
20 | Phát triển nhà thành phố HCM | HDBANK |
21 | Phương đông | OCB |
22 | Đại chúng Việt Nam | PVcomBank |
23 | Quốc tế | VIB |
24 | Sài gòn | SCB |
25 | Sài Gòn công thương | SGB |
26 | Sài Gòn – Hà Nội | SHB |
27 | Sài Gòn thương tín | SacomBank |
28 | Việt Á | VietABank |
29 | Bảo Việt | BaoVietBank |
30 | Bưu điện Liên Việt | LienVietPostBank |
31 | Xăng dầu Petrolimex | PGBANK |
32 | Việt Nam thương tín | VietBank |
33 | Xây dựng | VNCB |
34 | Dầu khí toàn cầu | GPBank |
Các tiêu chí để chọn ngân hàng gửi an toàn
Từ những người có tiền nhàn rỗi đến những người phải cố gắng tích cóp dành dụm để “có tấm, có món” dùng vào việc lớn đều tìm đến ngân hàng với mong muốn vừa được cất giữ tiền an toàn vừa được có thêm lãi. Thậm chí đến những người đầu tư kinh doanh nhiều tiền họ cũng đều có phần nào để gửi ngân hàng bởi vì những nhà đầu tư thông thái là những người không bao giờ bỏ hết trứng vào một cái rổ. Hiểu rõ nhu cầu quan trọng của gửi tiết kiệm ngân hàng hãy cùng NamVietbank đi tìm hiểu một số tiêu chí để lựa chọn ngân hàng gửi tiền an toàn nhé:
- Độ tin cậy và uy tín của ngân hàng: Nhiều người cho rằng ngân hàng nhà nước sẽ có độ tin cậy hơn các ngân hàng thương mại nên nên gửi tiết kiệm ở các ngân hàng nhà nước. Điều đó không hoàn toàn đúng khi mà nhiều ngân hàng thương mại hiện nay phát triển rất mạnh mẽ, nhiều chi nhánh phòng giao dịch, được ngân hàng nhà nước đầu tư vốn và bảo lãnh nên chuyện uy tín và an toàn hoàn toàn có thể đảm bảo được.
- Lãi suất tiết kiệm: Khi khách hàng gửi tiền ở ngân hàng nhà nước thì chắc chắn lãi suất không thể cao bằng các ngân hàng thương mại cổ phần. Vì thế khi gửi tiết kiệm tùy mục đích mà khách hàng lựa chọn ngân hàng cho phù hợp.
- Kỳ hạn gửi tiết kiệm: Nếu gửi tiết kiệm với kỳ hạn lớn thì lãi suất cũng lớn hơn các gói gửi tiết kiệm kỳ hạn ngắn. Nhưng khi gửi dài hạn đến lúc cần xoay vốn mà chưa đến kỳ rút sổ mà chúng ta rút trước hạn thì ngân hàng cũng tính lãi thấp như không kỳ hạn hoặc là không lãi luôn. Nên khi quyết định gửi ngân hàng khách hàng nên chọn kỳ hạn ngắn hơn và chia nhỏ sổ để khi cần tiền chúng ta không phải tất toán toàn bộ số tiền trong sổ tiết kiệm.
- Các tính năng trực tuyến: Hiện nay một số ngân hàng cho phép khách hàng có thể gửi tiết kiệm online tại nhà bằng một số thao tác đơn giản trên ứng dụng hoặc website của ngân hàng mà không phải ra ngân hàng chờ đợi. Mà khi gửi onlie khách hàng còn được ưu đãi lãi suất hơn một chút so với ở quầy và tự chủ khi muốn tất toán sổ tiết kiệm nên khách hàng có thể cân nhắc hình thức này.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Các ngân hàng gửi uy tín hiện nay
Các ngân hàng uy tín được đánh giá dựa trên các tiêu chí như:
- Năng lực và hiệu quả tài chính thể hiện trên báo cáo tài chính kiểm toán năm gần nhất (tổng tài sản, tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, hiệu quả sử dụng vốn, tỷ lệ nợ xấu,… );
- Uy tín truyền thông được đánh giá bằng phương pháp Media Coding – mã hóa các bài viết về ngân hàng trên các kênh truyền thông có ảnh hưởng;
- Điều tra khảo sát về mức độ nhận biết và sự hài lòng của khách hàng với các sản phẩm/ dịch vụ của ngân hàng; Khảo sát nhóm chuyên gia tài chính về vị thế và uy tín của các ngân hàng trong ngành; và điều tra khảo sát về tình hình của các ngân hàng được thực hiện trong tháng 5/2018 về quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm…
Dựa vào những tiêu chí trên NamVietBank sẽ đưa ra danh sách top 1o ngân hàng thương mại uy tín năm 2019 như dưới đây:
- Ngân hàng TMCP Ngoại Thương VN (Vietcombank)
- Ngân hàng TMCP Công Thương VN (Vietinbank)
- Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển VN (BIDV)
- Ngân hàng TMCP Kỹ Thương VN (Techcombank)
- Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
- Ngân hàng TMCP Quân đội (MBBank)
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
- Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn (Agribank)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
- Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
Những lưu ý khi gửi tiết kiệm
Khi đi gửi tiết kiệm ngân hàng không phải ai cũng có những mục đích giống nhau, người thì có tiền nhàn rỗi muốn gửi lấy lãi hàng tháng, người thì vì mục đích kinh doanh, nâng cao hạn mức giao dịch… Nói chung mỗi người một mục đích khác nhau nhưng chủ yếu là vì vấn đề lãi suất, phần lớn những người đi gửi tiết kiệm ngân hàng đều quan tâm đến sự uy tín cũng như năng lực tài chính và rủi ro của ngân hàng đó và sẽ gửi tiền ngân hàng nào an toàn nhất.
Vì vậy dù gửi tiết kiệm vì bất kỳ mục đích gì, khi lựa chọn gói gửi tiết kiệm và ngân hàng nào, khách hàng nên quan tâm đến một số lưu ý sau:
- Chọn những ngân hàng có chính sách ưu đãi tiết kiệm phù hợp với nhu cầu của mình, đi kèm với uy tín, thương hiệu của ngân hàng.
- Khi đã chọn được ngân hàng uy tín thương hiệu, khách hàng nên chọn gói gửi tiết kiệm phù hợp với khả năng tài chính và nhu cầu của mình.
- Chọn kỳ hạn tiết kiệm hợp lý, chọn kỳ hạn càng dài thì lãi suất sẽ càng cao hơn và ngược lại. Khuyến khích nên chia nhỏ sổ tiết kiệm đề phòng mình có nhu cầu cần rút một khoản nhỏ thì sẽ không ảnh hưởng đến tiền gửi tiết kiệm.
- Xem xét các mức ưu đãi và lợi ích đi kèm.
- Lưu ý các mức lãi suất tiết kiệm của các gói tiết kiệm, các kỳ hạn gửi khác nhau trong cùng một ngân hàng.
- Khi đã lựa chọn được gói tiết kiệm phù hợp với mình khách hàng nên kiểm tra tính chính xác và bảo mật thông tin trên sổ tiết kiệm để tránh những rủi ro không đáng có.
- Và hãy đảm bảo rằng mình chỉ có một chữ ký ổn định để tránh nhầm lẫn hoặc tranh chấp sổ tiết kiệm sau này.
Trên đây là những thông tin về gửi tiền tiết kiệm ngân hàng nào an toàn nhất 2024. Hy vọng sẽ giúp ích bạn đọc trong việc tham khảo, lựa chọn phương án gửi tiết kiệm phù hợp tại thời điểm này.