Ngoài phí thường niên còn loại phí nào khi sử dụng thẻ tín dụng nữa hay không? là điều mà rất nhiều khách hàng quan tâm khi sử dụng loại thẻ này. Và dưới đây là những loại phí cần biết khi sử dụng thẻ tín dụng để không bị nhầm lẫn nhé.
1. Phí thường niên
Một loại phí không thể thiếu khi sử dụng thẻ tín dụng. Đây là loại phí mà chủ sở hữu thẻ cần phải trả cho ngân hàng hàng năm nhằm duy trì việc sử dụng thẻ tín dụng. Mức phí thường niên của thẻ tín dụng có mức phí cao hơn so với các loại thẻ ngân hàng phổ biến hiện nay.
Và điều đặc biệt là mức phí thường niên mang tính bắt buộc. Bất kỳ một khách hàng sở hữu thẻ tín dụng nào cũng đều phải đóng phí cho ngân hàng.
Hiện tại thẻ tín dụng được ngân hàng thu phí với mức giá dao động từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng/năm.
Mặc dù mức phí được đánh giá khá cao so với nhiều loại phí dịch vụ khác. Nhưng xét về số tiền tiết kiệm thì phí thường niên này chỉ là một khoản nhỏ.
2. Phí chậm thanh toán
Phí chậm thanh toán được hiểu đơn giản là mức phí đóng phạt dành cho khách hàng. Khi thanh toán khoản tiền tạm ứng từ thẻ tín dụng chậm hơn so với ngày đáo hạn mức thẻ tín dụng quy định thì sẽ đóng phạt.
Vì theo quy định của các ngân hàng, khách hàng sau khi vay ngân hàng để phục vụ mục đích tiêu dùng của mình. Đến ngày đáo hạn nếu khách hàng trả đủ khoản nợ đã vay theo đúng kỳ hạn quy định sẽ không cần phải đóng thêm một khoản lãi suất nào.
Nhưng ngược lại nếu khách hàng thanh toán khoản vay chậm hơn so với ngày đáo hạn thì sẽ phải đóng một khoản tiền phạt theo quy định. Khoản tiền phạt này hay còn được gọi là phí chậm thanh toán.
3. Phí vượt hạn mức tín dụng
Hạn mức tín dụng là số tiền tối đa khách hàng được phép chi tiêu khi dùng thẻ tín dụng. Và hiện nay dù là thẻ nội địa hay thẻ quốc tế đều có hạn mức tối thiểu là 10 triệu đồng. Nếu khách hàng chi tiêu vượt quá hạn mức tín dụng cho phép thì đồng nghĩa với việc phải trả khoản phí (hiểu nôm na là phần lãi suất) cho ngân hàng.
Tùy theo mỗi ngân hàng sẽ có quy định mức phí khác nhau. Và hiện nay các ngân hàng đưa ra mức phí vượt hạn mức cao nhất là ngân hàng HDBank, Vietcombank,…
4. Phí giao dịch quốc tế
Thẻ tín dụng hiện nay được sử dụng rộng rãi trong việc thanh toán hàng hóa. Đặc biệt ngày nay khách hàng luôn thích dùng thẻ tín dụng để thanh toán các sản phẩm, hàng hóa quốc tế mà không cần phải tiến hành chuyển đổi ngoại tệ. Điều này vừa giúp thuận tiện trong khâu thanh toán lại giúp tiết kiệm thời gian.
Và hiện tại số tiền ngoại tệ được chuyển đổi mỗi khi khách hàng thanh toán quốc tế được tính theo chi phí chuyển đổi không vượt quá 5%. Đây là mức phí chuyển đổi giao dịch được nhà nước quy định. Vì thế nếu bạn phải giao dịch quốc tế thường xuyên nên lựa chọn các ngân hàng có mức phí chuyển đổi thấp để tiết kiệm như:
- BIDV: có mức phí giao dịch chỉ 2,1%/số tiền giao dịch.
- Vietcombank: có mức phí giao dịch chỉ 2,5% /số tiền giao dịch.
- Eximbank: có mức phí giao dịch chỉ 3%/số tiền giao dịch.
- HSBC: có mức phí giao dịch 4%/số tiền giao dịch với thẻ thường và 2,75 đến 3%/số tiền giao dịch với loại thẻ cao cấp.
5. Phí phát hành thẻ
Phí phát hành thẻ là mức phí được ngân hàng công bố rõ ràng cho khách hàng khi có ý định mở thẻ tín dụng tại ngân hàng đó. Và hầu hết để thu hút khách hàng lựa chọn thẻ tín dụng tại ngân hàng mình. Các ngân hàng nội địa đều thực hiện chính sách cấp thẻ tín dụng miễn phí. Chỉ có một số ít ngân hàng tiến hành thu phí mở thẻ phát hành.
Mức phí này được xem như là khoản phí dùng để trả công cho ngân hàng khi làm ra thẻ tín dụng cho khách hàng. Một phần mức phí đó sẽ được ngân hàng bỏ vào tài khoản khách hàng để có một mức phí ấn định duy trì tài khoản.
6. Phí duy trì thẻ tín dụng
Nhiều khách hàng lầm tưởng về mức phí duy trì và phí thường niên là của một mức phí được gọi với cái tên khác nhau. Thế nhưng thực chất phí duy trì này còn được gọi là phí quản lý tài khoản. Mức phí này chính là số dư tối thiểu trong thẻ ngân hàng, là ranh giới để cho phép khách hàng chi tiêu không bị đóng thêm phí khi vượt quá hạn mức.
Nên khi khách hàng chi tiêu quá số dư tối thiểu được quy định của ngân hàng. Thì sẽ phải đóng thêm phần phí được tính dựa trên số tiền bị hao hụt. Nên phí duy trì được hiểu đơn giản là mức phí quản lý thẻ được thu dựa trên số dư nợ tối thiểu.
7. Phí hủy thẻ tín dụng
Phí hủy thẻ tín dụng là loại phí sẽ được ngân hàng tính khi khách hàng không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nữa. Vì thế khi bạn không có nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng nữa. Thì ngân hàng sẽ thu một mức phí kèm theo đó là một số điều kiện được quy định tại ngân hàng.
Mặc dù khách hàng có quyền yêu cầu hủy thẻ tín dụng khi không cần thiết nữa. Thế nhưng bạn vẫn nên cân nhắc khi đưa ra quyết định vì nó sẽ ảnh hưởng đến những quyền và lợi ích của bạn sau này.
8. Phí in sao kê
Khi bạn chi tiêu một khoản tiền nào đó nhưng lại chẳng thể nhớ mình đã chi tiêu vào khoản nào. Thì phương pháp sao kê ngân hàng cung cấp chính là giải pháp hiệu quả ngay lúc này.
Bởi in sao kê là cách mà chủ thẻ tín dụng có thể dễ dàng biết được các khoản chi tiêu của mình thông qua số liệu thống kê cụ thể. Dựa vào chức năng này bạn có thể biết cụ thể ngày, tháng, năm, tên giao dịch lẫn số tiền thanh toán của bạn một cách chi tiết nhất. Dựa vào đó bạn sẽ nắm được khoản chi tiêu từ đó cũng dễ dàng quản lý được thu chi của mình một cách chính xác để biết cách chi tiêu hợp lý hơn.
Và hiện nay để có bảng sao kê chi tiêu của thẻ tín dụng bạn cần bỏ khoản phí dao động từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng tùy vào loại thẻ và ngân hàng bạn sử dụng.
9. Phí quẹt thẻ tín dụng
Và hiện tại khoản phí mà đơn vị thuê máy POS được tính theo số tiền mà khách hàng thực hiện giao dịch thanh toán tại thời điểm đó. Và khoản phí này được tính từ 1 đến 2,5%/giao dịch của khách hàng.
Với những loại phí cần biết khi sử dụng thẻ tín dụng trên đây sẽ giúp bạn dễ dàng quản lý được thẻ tín dụng của mình khi sử dụng thanh toán. Và nếu bạn có những thắc mắc xoay quanh khoản phí thẻ tín dụng có thể liên hệ ngay với admin để được tư vấn nhé.