Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ – Khác biệt thế nào

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ đang được sử dụng ngày càng phổ biến cho khách hàng có nhu cầu giao dịch không tiền mặt. Tuy nhiên đây là 2 loại thẻ hoàn toàn khác nhau và nhiều người còn nhầm lẫn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ để hiểu rõ hơn về 2 loại thẻ này nhé.

Sự khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng là gì? Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ tín dụng là gì?

Thẻ tín dụng là một loại thẻ ngân hàng cho phép chủ thẻ sử dụng số tiền trong hạn mức tín dụng mà không cần phải có số dư trong thẻ. Nói đơn giản, thì đây là loại thẻ giúp bạn chi tiêu trước – trả tiền sau cho những giao dịch phát sinh trong kỳ sao kê hay nói theo cách khác, thẻ tín dụng là một khoản vay tín chấp của chủ thẻ  với ngân hàng.

Số tiền đã chi tiêu sẽ cần được hoàn trả lại sau khoảng thời gian miễn lãi (45-55 ngày tuỳ quy định của ngân hàng).Thời gian thanh toán sẽ ghi rõ trong sao kê hàng tháng. Nếu không hoàn trả đúng hạn, chủ thẻ sẽ bị phát sinh phí phạt trả chậm và bị tính lãi suất.

Thẻ ghi nợ là gì?

Thẻ ghi nợ là thẻ thanh toán cho phép khách hàng chi tiêu trong giới hạn bằng với với số dư có trong tài khoản thẻ. Nếu không đủ tiền trong tài khoản để sử dụng, khách hàng phải ra ngân hàng để nạp thêm tiền vào tài khoản, hoặc nhận chuyển khoản trực tiếp vào thẻ.

Ngân hàng chỉ giữ vai trò cung cấp dịch vụ cho chủ thẻ và thu phí dịch vụ. Đối với thẻ ghi nợ, giữa ngân hàng và khách hàng không diễn ra quá trình cho vay, cũng như phân loại khách hàng để được hưởng hạn mức như thẻ tín dụng.

Điểm khác nhau giữa thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Tiêu chí

Thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng

Hạn mức

Chỉ chi tiêu giới hạn với số dư hiện có trong tài khoản.

Chi tiêu trước – trả tiền sau, trong hạn mức tín dụng mà ngân hàng cấp cho chủ thẻ

Chức năng

Rút tiền mặt, chuyển khoản, gửi tiết kiệm, nạp tiền điện thoại, thanh toán hóa đơn…

– Thanh toán hàng hóa, dịch vụ online, ofline

– Chuyển đổi trả góp

– Rút tiền mặt

=> Xem thêm: Rút tiền mặt thẻ tín dụng tại Đà Nẵng

Điều kiện làm thẻ

– CMND/CCCD

– Giấy yêu cầu mở thẻ theo mẫu ngân hàng cấp

– Ngoài những giấy tờ cơ bản, phải chứng minh thu nhập, tài chính ổn định bằng bảng lương, hợp đồng lao động, sổ tiết kiệm, hợp đồng bảo hiểm nhân thọ,…

Các loại phí

– Phí rút tiền: 1000-3000đ/giao dịch

– Phí chuyển khoản: thấp

– Phí dịch vụ Internet banking nếu dùng

– Phí rút tiền mặt: cao và bị tính lãi suất luôn từ thời điểm rút

– Phí thường niên: cao, thông thường rơi vào khoảng 200.000-500.000đ/năm, có thẻ được miễn phí phí thường niên.

– Lãi suất, phí phạt trả chậm

– Phí chuyển đổi ngoại tệ

Cấu tạo thẻ

Mặt trước:

 – Dòng chữ “Debit” kèm theo Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

logo của tổ chức liên kết (Visa, Mastercard)

 – Số thẻ, tên chủ thẻ

 – Thời gian hiệu lực thẻ

Mặt sau:

 – Dải bằng từ chứa thông tin đã được mã hóa và các yếu tố kiểm tra an toàn

Mặt trước:

 – Biểu tượng: chữ “CREDIT” trên thẻ (một số ngân hàng có thể không có)

 – Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ

logo thương hiệu liên kết phát hành (JCB, Visa, Mastercard)

 – Số thẻ, tên chủ thẻ

 – Thời gian hiệu lực thẻ

 – Chip điện tử

Mặt sau:

 – Dải băng từ chứa số CVC/CVI

 – Ô chữ ký dành cho chủ thẻ

Phạm vi sử dụng

Có thể sử dụng thẻ trong và ngoài nước

Có thể sử dụng thẻ trong và ngoài nước

Lịch sử tín dụng

Quá trình sử dụng thẻ không làm ảnh hưởng đến lịch sử tín dụng

Quá trình sử dụng thẻ ảnh hưởng đến điểm tín dụng và xếp hạng tín dụng của chủ thẻ

Ưu đãi

Hầu như không có

Nhiều ưu đãi với ngân hàng và đối tác

Ưu nhược điểm của thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ

Thẻ tín dụng:

Ưu điểm

  • Được hưởng nhiều ưu đãi đến từ các thương hiệu, nhãn hàng nổi tiếng có liên kết với ngân hàng, cơ hội tham gia các chương trình trúng thưởng với những sản phẩm giá trị cao, 1 số thẻ có thể giúp chủ thẻ hoàn tiền một số tiền nhỏ về thẻ (theo chính sách thẻ tín dụng hiện tại của khách hàng) hoặc được miễn phí thường niên sử dụng thẻ trong những năm tiếp theo…
  • Chủ động trong việc chi tiêu, giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, tiện lợi
  • Tận dụng nguồn vốn vay ngắn hạn từ thẻ tín dụng, miễn lãi lên đến 45-55 ngày tuỳ chính sách của ngân hàng, là nguồn tài chính dự phòng khi cần.
  • Có thể sử dụng để thanh toán các loại hoá đơn như hoá đơn điện, nước, internet hay mua hàng trên các website.

Nhược điểm

  • Nếu hết thời gian miễn lãi, khách hàng vẫn chưa trả được số tiền đã ứng trước đó thì khách hàng sẽ bị tính lãi suất và 1 khoản phí phạt trả chậm
  • Cần để ý đến các loại phí phát sinh khi dùng thẻ
  • Khách hàng cần kiểm soát chi tiêu và ghi nhớ ngày hoàn trả khoản chi tiêu đúng hạn để không phát sinh lãi và phí (cách đơn giản là theo dõi sao kê hàng tháng thật sát sao)

Thẻ ghi nợ:

Ưu điểm

  • Quy trình, thủ tục làm thẻ nhanh chóng, đơn giản
  • Phí sử dụng của thẻ ghi nợ là tương đối thấp.
  • Có thể quản lý chi tiêu thông qua việc quản lý số tiền chuyển vào thẻ.
  • Thẻ ghi nợ rất tiện lợi để để thanh toán 24/7 với dịch vụ thanh toán nhanh, không mất phí áp dụng với nhiều ngân hàng
  • Hưởng lãi suất hàng tháng từ ngân hàng dựa trên số dư trong thẻ

Nhược điểm

  • Chủ thẻ phải nạp tiền vào thẻ mới có thể sử dụng.
  • Thẻ ghi nợ không được chi tiêu vượt qua số dư tối thiểu trong thẻ
  • Thẻ ghi nợ thông thường sẽ ít được hưởng các chính sách ưu đãi hơn so với thẻ tín dụng

Với chức năng sử dụng hoàn toàn khác biệt, thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được coi là bổ sung chứ không thay thế cho nhau trong quá trình sử dụng. Bạn có thể xem chiếc thẻ ghi nợ như một chiếc ví di động tiện lợi để tránh mang theo nhiều tiền mặt trong người, còn thẻ tín dụng chính là một khoản vay “nóng” miễn lãi ngắn hạn với tổ chức phát hành thẻ. Biết cách sở hữu hai chiếc thẻ này sẽ giúp bạn quản lý dòng tiền một cách hiệu quả hơn. Nếu có điều kiện mở thẻ, bạn nên sở hữu cả 2 loại thẻ này trong ví, lợi ích từ 2 chiếc thẻ nho nhỏ quyền lực này đôi khi sẽ là “cứu cánh” bất ngờ cho bạn đấy!

Trên đây là những điều cơ bản nhất giúp bạn hiểu rõ hơn và không bị nhầm lẫn giữa thẻ tín dụng $ thẻ ghi nợ. Nếu có thắc mắc khác, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0961.791.644 để được tư vấn hỗ trợ về thẻ tín dụng và dịch vụ đáo hạn, rút tiền thẻ tín dụng nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *